Cây cói là gì? Đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây cói một số vùng còn gọi là cây lác là một loại cây cỏ dễ trồng và không kén đất. Nguồn gốc và đặc điểm của cây cói như thế nào? Công dụng của cây cói dùng để làm gì? Quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Cói cây là gì?

Cây cói là loài cây trong họ Cói chủ yếu thuộc chi Cyperus (cùng các loài lác, cú). Họ Cói (tên khoa học: Cyperaceae) là một họ thực vật thuộc lớp thực vật một lá mầm. Đây là họ lớn trong bộ Hòa thảo (Poales) với khoảng 70-98 chi và khoảng 4.000 – 4.350 loài (theo wikipedia).

Nguồn gốc cây cói
Nguồn gốc cây cói

Nguồn gốc của cây cói

Họ Cói phân bố rộng khắp thế giới, với trung tâm đa dạng là miền nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ. Ở Việt Nam lúc trước cây cói phân bố chủ yếu ở các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,… Hiện nay cây cói được trồng và canh tác tại khắp các tỉnh tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng, duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hai loài chủ yếu được trồng là cói bông trắng (Cyperus tegetiformis) và cói bông nâu (Cyperus corymbosus).

Đặc điểm chung của cây cói

Cây cói được cấu tạo bởi 2 phần chính: phần trên mặt đất (rễ và thân ngầm) và phần dưới mặt đất (thân khí sinh, lá, hoa, quả, hạt)

Rễ cây cói mọc từ các đốt của thân ngầm, rễ bao gồm rễ ăn sâu, rễ ăn ngang và rễ ăn nổi. Rễ ăn sâu hút chất khoáng ở dưới. Rễ ăn ngang hút chất màu ở tầng mặt đất. Rễ ăn nổi hút chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Rễ cói có khả năng ăn sâu xuống đất tới 1 mét, nhưng chủ yếu tập trung ở độ sâu từ 10-20cm. Rễ lúc non màu trắng, khi già màu nâu hồng, khi chết màu đen.

Thân cây cói gồm 2 phần: thân ngầm (phần nằm dưới mặt đất) và thân khí sinh (phần nằm trên mặt đất – là đối tượng thu hoạch sau này). Thân ngầm ăn sâu xuống đất khi non gọi là nhánh hút, khi trường thành gọi là thân ngầm. Thân ngầm có đốt, mỗi đốt có vảy. Thân ngầm có khả năng nảy mầm, dùng để nhân giống. Thân khí sinh là loại thân cỏ mọc thành cụm. Thân thường có 3 cạnh, phía gốc tròn hơn phía ngọn, có màu xanh và xốp. Thân khí sinh lúc non có màu xanh đậm bóng, khi già có màu vàng nhạt.

Lá cây cói có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc. 2 mép của bẹ thường dính với nhau thành ống gồm lá vảy, lá bẹ và lá mác. Lá vảy xuất hiện sớm nhất có tác dụng bảo vệ thân ngầm. Lá bẹ có tác dụng quang hợp bảo vệ phần non ở dưới gốc. Lá mác vừa làm nhiệm vụ quang hợp vừa bảo vệ hoa.

Hoa cói
Hoa cói

Hoa cây cói là loại hoa lưỡng tính, có cấu tạo đơn giản, thụ phấn nhờ gió. Hoa có 3 nhị, bao phấn đính gốc và nhụy có đầu xẻ 3. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên, một ô chỉ chứa 1 noãn 1 vòi và 3 đầu nhụy dài.

Quả và hạt cói thuộc dạng quả hạch khô có 1 hạt hình bầu dục, có kích thước rất bé, có thể nhân giống bằng hạt.

Công dụng của cây cói

  • Cói được dùng chủ yếu để dệt chiếu cói.
  • Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ: túi, giỏ, mũ, giày, dép,… Tương tự cây mây cũng là một trong trong những loại cây chuyên dùng để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
  • Trồng cói giúp bảo vệ đê điều.
  • Giúp cải tạo đất mặn.
  • Làm thức ăn cho gia súc.
  • Dùng làm thuốc.
Cách trồng và chăm sóc cây cói
Cách trồng và chăm sóc cây cói

Cách trồng và chăm sóc cây cói

Chuẩn nơi trồng

Cây cói trồng 1 lần có thể thu hoạch được nhiều vụ trong nhiều năm. Để cây cói cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết phải chọn nơi trồng phù hợp đảm bảo được sự phát triển liên tục của cây cói trong nhiều năm. Vùng trồng phải có hệ thống kênh rạch tưới tiêu thuận lợi. Chọn nơi có đất thịt giàu độ mùn, độ mặn không quá 0.2%, PH từ 5-8.

Chuẩn bị đất trồng

Đất nên được cày sâu từ 18-20cm và phơi khô cho ải đất. Sau đó bơm nước vào rồi bừa cho nhỏ đất ra rồi ngâm trong 7-10 ngày với mực nước luôn ngập ở mức 20-25cm. Sau đó rút nước rồi làm cho phẳng mặt ruộng.

Trước khi tiến hành trồng cói, bà con nên làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ. Trồng cói theo mật độ 250.000 khóm/ha với khoảng cách 20x20cm và sâu từ 3-5cm. Mỗi khóm trồng từ 2-3 dảnh theo hàng so le nhau để mầm phát triển nhanh, phủ kín đều mặt ruộng.

Tưới tiêu

Thời kỳ đầu tiên là đẻ nhánh, ruộng cói cần được giữ ẩm thường xuyên, đảm bảo cói đẻ nhánh khỏe. Lưu ý mực nước ở ruộng cói luôn duy trì từ 4-5cm. Thời kỳ vươn cao cây đã khỏe hơn thì mực nước chỉ cần duy trì ở mức 2-3cm. Thời kỳ cói chín cần giữ ẩm. Thời kỳ thu hoạch thì cần rút hết nước ra khỏi ruộng cói trước 1-2 tuần.

Bón phân

Do là loại cây lấy thân nên cói cần bón nhiều nhất là phân đạm. Muốn bón phân cho cói hiệu quả thì cần căn cứ vào tính chất đất và tình hình sinh trưởng và sản lượng thu hoạch.

Đối với vụ mùa: sau khi tiến hành thu hoạch cói cần triển khai vệ sinh làm cỏ, khơi nới hệ thống tươi tiêu. Bón phân urê với lượng 4-5 kg/sào. Sau 10 – 15 ngày bón 15kg super lân/sào. Nếu như không có supe lân sử dụng phân tổng hợp NPK 25-30 kg/sào. Những lần bón sau cách nhau 10 – 15 ngày. Dùng phân urê để bón với lượng từ 3-4 kg/sào.

Đối với vụ chiêm: Sau khi tiến hành cắt cói vụ mùa, xịt thuốc trừ sâu, làm cỏ dại, tưới dưỡng ẩm qua đông. Từ tháng 2 dương lịch, cách bón phân tương tự như như bón cho vụ mùa. Riêng phân đạm bón cao hơn so sánh với vụ mùa từ 3–5 kg/sào.

Diệt cỏ cho ruộng cói

Sau khi trồng từ 20-30 ngày thì tiến hành làm cỏ lần đầu tiên. Sau đó sẽ tiến hành làm cỏ trung bình 1 tháng 1 lần tùy thuộc vào lượng cỏ nhiều hay ít. Có thể sử dụng trấu bảo phủ phần đất đã được làm cỏ sạch để hạn chế mức độ sinh trưởng của cỏ.

Phòng trừ sau bệnh hại

Sử dụng các biện pháp xịt thuốc trừ sâu phòng ngừa các loại sâu đục thân, các loại bọ chích hút, cào cào, chuột,…

Thu hoạch

Khi cói đạt độ già chín, thời tiết thuận lợi thì tiến hành thu hoạch. Lưu khi cắt sạch gốc, nhặt sạch bổi, giữ cói tươi để dễ chẻ. Cắt đến đâu giũ sạch bổi đến đó. Nên thu hoạch vào lúc trời mát. Lý tưởng nhất là cắt vào buổi chiều chẻ ban đêm và phơi vào buổi sáng.

Mua thu hoạch cói
Mua thu hoạch cói

Các làng nghề thủ công truyền thống làm cói lâu đời

Các địa phương có truyền thống làm nghề thủ công truyền thống lâu đời từ cây cói là Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hóa),…

Trên đây là chia sẻ của Tre Trúc Thái Dương về đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây cói. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích dành cho quý khách

The post Cây cói là gì? Đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc appeared first on Tre Trúc Thái Dương.



source https://tretructhaiduong.com/cay-coi-la-gi-dac-diem-cong-dung-ky-thuat-trong-va-cham-soc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bồ lúa – một loại nông cụ dùng để đựng thóc lúa ngày xưa

Cách trang trí ban công gần gũi với thiên nhiên bằng tre trúc

Phân phối sỉ lẻ tấm phên tre trang trí, xây dựng giá rẻ TPHCM