Ý nghĩa phong thủy cây trúc quân tử, cách trồng và chăm sóc

Trúc quân tử là cây gì? Đặc điểm hình thái và ý nghĩa phong thủy cây trúc quân tử như thế nào? Cây trúc quân tử hợp mệnh gì? Cách trồng và chăm sóc cây trúc quân tử trong nhà mang lại may mắn cho gia chủ.

Trúc quân tử là cây gì?

Trúc quân tử (tên thường gọi là cây trúc quân tử), tên khoa học Bambusa multiplex, thuộc họ Poaceae (Trúc đào). Có nguồn gốc từ Nepal và Trung Quốc.

Đặc điểm của cây trúc quân tử

– Cây trúc quân tử có chiều cao trung bình từ 1.5m – 3m và đôi khi có thể cao tới 4-5m. Tuổi thọ từ 3-5 năm, thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới.

– Thân cây thanh mảnh, tròn đều và rỗng ruột, có màu vàng tươi, mọc thẳng và ít bị sâu bệnh. Cây mọc theo bụi thưa, từ thân mọc ra các chi cành nhỏ và mềm mại.

– Lá trúc quân tử không có cuống, có dạng dải, đầu lá nhọn tương tự lá tre nhưng nhỏ hơn.

– Hoa trúc quân tử mọc theo cụm (mỗi cụm có nhiều bông).

– Trúc quân tử là cây ưa sáng, có sức sống tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Cây tự sinh sản bằng cách nảy mầm từ phần gốc và thường được gọi là măng.

Ý nghĩa phong thủy cây trúc quân tử
Ý nghĩa phong thủy cây trúc quân tử

Ý nghĩa phong thủy cây trúc quân tử

– Cây trúc quân tử rất được khách hàng ưa chuộng hiện nay. Ngoài công dụng dùng để tạo không gian xanh cho ngôi nhà mà chúng còn mang lại rất nhiều ý nghĩa về phong thủy rất tốt cho gia chủ.

– Không phải tự nhiên người ta lại gọi nó một cái tên rất hay là trúc quân tử. Theo dân gian trong giới chơi cây kiểng bon sai từ xua xưa thì có một dáng được gọi là quân tử đó là dáng trực (dáng thẳng). Dáng trực cũng là dáng của người quân tử chính trực.

– Đặc biệt là ý nghĩa phong thủy cực tốt mà trúc quân tử mang lại cho gia chủ. Từ xa xưa trúc quân tử luôn được xem là biểu tượng của cái đẹp, được xếp trong bộ tứ: tùng – cúc – trúc – mai. Cây đại diện cho chính nghĩa đúng như cái tên của nó.

+ Trúc quân tử tuy thân mảnh nhưng lại mềm mại và dẻo dai, có thể đứng vững trước gió bão. Cây đại diện cho sự tinh thông, dễ dàng vượt qua thử thách.

+ Cây mọc thẳng có dáng trực tượng trưng cho lòng chính trực thẳng thắn.

+ Trúc quân tử có thân thẳng, màu sắc tươi tắn, thông thoáng không gian giúp giải tỏa những điều xấu và mang lại may mắn cho gia chủ.

+ Cây mang lại may mắn trong thi cử và giúp chống lại đối thủ.

Cây trúc quân tử hợp với mệnh gì?

– Thông thường mỗi loại cây phong thủy thường sẽ hợp với mệnh này mệnh kia. Nhưng trúc quân tử là một loài cây ngoại lệ. Cây trúc đại diện cho người quân tử, cương trực thẳng thắn, thân cây lại dẻo dai thể hiện ý chí vượt qua thử thách. Trúc quân tử phù hợp với tất cả các mệnh Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ. Phù hợp hơn cả là với người mộc, mệnh thủy và những người có đức tính của một đấng quân tử.

Có nên trồng cây trúc quân tử trong nhà không?

– Cây trúc quân tử là một cây ưa sáng nên chọn những chỗ nhiều sáng để trồng là tốt nhất. Thông thường được trồng làm hàng rào. Nếu muốn trồng trong nhà thì chọn chỗ có đủ ánh sáng để cây được phát triển tốt hơn.

Một số cách trồng trúc quân tử trong nhà mà không cần nhiều ánh sáng.

+ Hàng ngày đem phơi nắng từ 2-3 tiếng.

+ Chọn loại đất trồng thông thoát, thoát nước tốt.

+ Có thể tạo ánh sáng nhân tạo cho cây.

Cách trồng và chăm sóc cây trúc quân tử

Cách trồng cây trúc quân tử

– Chuẩn bị đất trồng: chọn loại đất trồng tơi xốp. Có thể trộn hỗn hợp đất thịt + sơ dừa + cát xây dựng + phân chuồng ủ mục + vôi bột. Hỗn hợp đất này có thể dùng để trồng cây trong chậu.

– Chọn cây giống: trúc quân tử được bán rất phổ biến ở các đại lý chuyên bán cây kiểng. Bạn nên chọn cây có chiều cao từ 1-2 mét, thân thẳng đều, lá còn xanh không bị héo rụng.

– Chọn khu vực trồng nhiều nắng. Thông thường trúc quân tử được trồng dọc theo tường rào để tạo khoảng xanh vừa không làm giảm ánh sáng của ngôi nhà. Còn gì tuyệt vời hơn khi kết hợp với hàng rào bằng tre trúc.

– Nhân giống cây trúc quân tử cũng giống như các loại phân họ nhà tre khác. Sau khi cây mọc thành bụi thì tiến hành tách bụi thành nhiều cây lẻ đem đi trồng chỗ khác. Quá trình tách bụi phải nhẹ nhàng khéo léo để cây không bị đứt nhiều rễ. Chọn thời điểm trồng vào thời gian mát trong ngày. Vào chiều mát là lý tưởng nhất.

Cây giống trúc quân tử
Cây giống trúc quân tử

Cách chăm sóc trúc quân tử

Trúc quân tử là cây ưa ẩm nhưng không chịu được bị úng nước. Vì vậy cần phải chọn loại đất trồng thông thoát và thoát nước tốt. Nếu trồng dưới đất thì 2-3 ngày tưới nước 1 lần cũng được.

Bón lót thêm phân hữu cơ 6 tháng một lần sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Cắt tỉa những cây khô và cành dưa. Đối với những cây mọc xiên thì dùng nẹp để cố định lại giúp cây thẳng và đẹp hơn.

Phòng trừ các loại sâu bệnh, nấm, rệp, côn trùng tấn công. Phát hiện sớm thì sẽ dễ dàng cứu chữa hơn.

Tóm lại, trúc quân tử là loại cây dễ trồng, dùng để cải tạo trang trí cảnh quan rất tốt. Đặc biệt là về ý nghĩa phong thủy của trúc quân tử mang lại cho gia chủ. Hy vọng chia sẻ của Tre Trúc Thái Dương đem lại những thông tin hữu ích về cây trúc quân tử dành cho quý bạn đọc.

The post Ý nghĩa phong thủy cây trúc quân tử, cách trồng và chăm sóc appeared first on Tre Trúc Thái Dương.



source https://tretructhaiduong.com/y-nghia-phong-thuy-cay-truc-quan-tu-cach-trong-va-cham-soc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bồ lúa – một loại nông cụ dùng để đựng thóc lúa ngày xưa

Cách trang trí ban công gần gũi với thiên nhiên bằng tre trúc

Phân phối sỉ lẻ tấm phên tre trang trí, xây dựng giá rẻ TPHCM