Nghề chằm lá dừa nét văn hóa độc đáo của người Nam Bộ
Nghề chằm lá dừa (tên gọi khác chầm lá dừa) là một trong những nét độc đáo đặc trưng của người Nam Bộ. Những tấm lá chằm không chỉ để lợp nhà mà còn giúp người dân ổn định cuộc sống phát triển kinh tế. Nghề chằm lá dừa có từ khi nào? Quy trình chằm lá dừa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Văn hóa nghề chằm lá dừa vùng Nam Bộ
Nếu có dịp về các vùng nông thôn Nam Bộ. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những căn nhà mái lá ẩn hiện trong các xóm ấp, bên những dòng kênh, con rạch, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Khi xã hội không ngừng phát triển hiện đại hóa. Những căn nhà ngói, nhà tôn, mái đổ bê tông xuất hiện càng nhiều. Những mái nhà lá của căn nhà lá truyền thống, nét văn hóa cư ngụ độc đáo, phổ biến khắp vùng quê sông nước.
Vì sao người Nam Bộ xưa lại hay cất nhà mái lá để ở? Là vì nguồn nguyên liệu lá dừa nước vô tận ở nơi đây. Lúc đầu mái lá chỉ được sử dụng lợp bằng những tàu lá dừa nước tự nhiên. Theo thời gian những tàu lá dừa nước nguyên sơ được chế tác thành những tấm lá xé. Rồi được nâng cấp thành các tấm lá lợp có độ thẩm mỹ cao hơn mà dân gian hay gọi là lá chằm (hay lá chầm). Nghề chằm lá dừa ra đời từ đó và phát triển cho tới tận ngày nay qua nhiều thời kỳ thăng trầm.
>> Tham khảo: Địa chỉ bán lá dừa nước lợp nhà giá rẻ tại TPHCM.
Nghề chằm lá dừa ra đời từ khi nào?
Để biết chính xác nghề chằm lá dừa ra đời từ khi nào thì hãy ngược dòng lịch sử trở về thời kỳ khai hoang miền Nam từ thế kỷ XVII. Thời kỳ đầu chỉ là những túp lều tạm bợ lụp xụp được để che mưa nắng. Sau dần được tôn tạo thành những căn chòi, căn nhà rộng và chắc chắn hơn. Việc xây cất nhà cửa chủ yếu tận dụng những nguyên vật liệu từ tự nhiên để phục vụ cho việc xây cất nhà cửa. Đặc biệt lá dừa nước đã được người dân phát hiện và tận dụng để lợp mái nhà.
Qua thời gian, cùng với sự sáng tạo không biết ngừng nghỉ. Họ đã biến tấu những tàu lá dừa nguyên sơ thành những tấm lá lợp chắc chắn, bền đẹp hơn được gọi là lá chằm. Theo các thống kê cho thấy rằng nghề chằm lá dừa của người Nam Bộ đã có lịch sử trên 100 năm.
Kỹ thuật chằm lá dừa nước
Để có được một tấm lá chằm bền đẹp thì chủ yếu nhờ vào kỹ thuật chằm lá. Tuy nhiên công đoạn chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng. Quá trình chế tác nguyên liệu phải chi li cẩn thận thì mới đảm bảo cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Các công đoạn làm thành một lá chằm hoàn chỉnh như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
– Chọn đốn những lá của những cây dừa nước đủ tuổi. Sử dụng rựa thật bén để không bị hư sống dừa. Chỉ đốn phần tàu lá giá và chừa lại lá non và phần bụp dừa để dưỡng sức cho lá. Trong khi cắt lá, chọn cắt lá cà bắp để dùng làm những sợi dây lạt.
– Sau đi đốn xong chuyển qua công đoạn róc lá (dân gian hay gọi là đổ lá). Khi róc phải cẩn thận tránh bị hư, gãy và rách lá. Sau đó phần lá vừa róc sẽ được gom và bó lại thành từng bó.
– Tiếp theo là đóng cự để bó lá và ngâm nước, ủ lá. Các sống lá được chặt ra và đóng thành cự, với 4 cây trụ, trên dầu cột dây cho trụ đứng vững. Sau đó gom tất cả lá xấu, tốt, ngắn dài chất vô cự, với độ cao 0.5m-0.7m. Dùng tay gom lá nằm chồng lên nhau, sau đó dùng sức nén chặt sao cho các đầu lá bằng nhau. Dùng dây sống dừa vừa mới róc ra để bó lại thật chặt. Sau đó mang lên ủ một thời gian cho thân lá dai, cứng và chắc. Để khi dùng lợp nhà sẽ bền hơn và kéo dài thời gian sử dụng lâu hơn.
Chẻ lạt từ lá cà bắp
Chẻ lạt từ lá cà bắp, công đoạn này cần sự khéo tay và tỉ mỉ. Vừa đảm bảo chẻ đúng cách, sợi dây lạt đủ độ dày, chắc, đầu lạt cứng, vừa tính toán cho ra số lượng lạt nhiều nhất. Theo dự toán để chằm 1 công lá thì số lượng cần 5000 tấm phải cần đến 20kg dây lạt. Như vậy mỗi lá cà bắp phải chẻ ra khoảng 100g dây lạt. Lạt sau khi chẻ được người thợ dùng tay rút phần thân lạt cho mềm gọi là rút lạt. Sau đó dùng dao bén chặt phần đầu cứng, thành mũi nhọn để dễ xỏ lá khi chằm. Để tránh đầu lạt bị tưa, cần hơ lửa đốt bỏ những râu ria không cần thiết, bó lại từng bó rồi cung cấp ra thị trường.
Chẻ hom (phần để làm xương sống lá)
Để làm xương sống tấm lá chằm thì công đoạn chẻ hom cần phải được thực hiện dưới bàn tay của người thợ có kinh nghiệm. Hom được chẻ ra từ cây sống lá lớn, chẻ làm sao cho đều nhau và cắt thành những đoạn bằng nhau. Thông thường mỗi sống lá cho ra được từ 2-3 hom tùy vào độ lớn. Sau khi chẻ xong hom được đem đi phơi nắng cho cứng cáp hơn.
Quy trình chầm lá dừa hoàn chỉnh
Bước 1: Thực hiện khâu ốp lá vào cây hom
Người thợ chằm chọn một cây hom đặt ngay trước mặt. Lấy một chiếc lá tốt và dài, kèm theo 2 chiếc lá ngắn xấu hơn để lót đệm thêm. Các chiếc lá chọn xong, đặt xuống dưới đầu thân cây hom rồi ốp vào, bẻ cong lại thành 2 phần trên dưới. Phần nằm dưới gồm đuôi lá, tức “dạo lá”, phải đặt dài hơn phần đầu lá bên trên. Người thợ chọn cặp lá đầu này làm chuẩn, để sau này nhìn vào đó mà tiếp tục chằm lá.
Lưu ý: Muốn cho tấm lá chằm được bền chắc. Khi ốp lá, lót lá nên khéo léo, tấm lá phụ phải dấu trong lòng chiếc lá chính để đảm bảo sự kết chặt. Công đoạn ốp lá, lót lá phải vừa thao tác nhanh, gọn; vừa có sự tính toán sắp xếp cho ngay ngắn, đều đặn, đẹp mắt. Thông thường người thợ giỏi khi chằm xong bó lá, các chiếc lá đều được sử dụng hết không để dư một chiếc lá lớn, nhỏ nào.
Bước 2: Xỏ lạt
Khi chiếc lá đầu tiên được ốp xong là đến phần xỏ lạt. Người thợ rút sợi dây lạt bắt đầu xỏ lá từ phần đầu cứng nhọn. Mũi lạt xỏ hết phần lá bên trên, rồi luồn xuống phần lá bên dưới. Mục đích để ôm sát cây hom. Từ đó, các thao tác kỹ thuật chằm lá được tiến hành đều đặn. Chằm tới đâu, phải thẳng đến đó. Đồng thời, canh giữ dây lạt cho đều một hàng, tránh trồi lên, sụt xuống làm xấu tấm lá, cũng như giảm độ chắc bền. Người thợ chằm hết sợi dây lạt này, rút thêm sợi lạt khác, cột rút cho chặt rồi ốp thêm lá, chằm nối tiếp một mạch cho đến khi hết chiều dài cây hom.
Lưu ý: Kỹ thuật chằm khá quan trọng ở công đọan ốp lá, xỏ lạt phần đầu cây hom và phần cuối cây hom. Người thợ phải cột rút cho chặt và dấu mối cho khéo, để vừa đảm bảo lá không bị sát; vừa trông đẹp mắt, gọn gàng.
Lời kết
Nghề chằm lá dừa là một nét văn hóa độc đáo của người Nam Bộ. Chúng đã tồn tại cách đây hàng trăm năm nay. Những tấm lá dừa chằm không chỉ sử dụng để lợp mái nhà mà còn mang theo bản sắc văn hóa dân tộc các vùng miền. Nghề chằm lá dừa đã trải qua rất nhiều những thăng trầm nhưng vẫn đang được duy trì và phát triển cho tới ngày nay. Khi nào nhu cầu sử dụng lá dừa chằm để lợp mái nhà thì nghề chằm lá sẽ vẫn được duy trì và phát triển. Hy vọng những kiến thức tổng hợp trên đây của Tre Trúc Thái Dương sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý đọc giả.
The post Nghề chằm lá dừa nét văn hóa độc đáo của người Nam Bộ appeared first on Tre Trúc Thái Dương.
source https://tretructhaiduong.com/nghe-cham-la-dua-net-van-hoa-doc-dao-cua-nguoi-nam-bo
Nhận xét
Đăng nhận xét