Đôi quang gánh – nét đẹp trong văn hóa người Việt

Đôi quang gánh được làm bằng tre, bao gồm đòn gánh và 2 quang gánh. Đôi quang gánh là một hình ảnh quen thuộc, luôn gắn liền với bóng dáng tảo tần, lam lũ của người phụ nữ Việt Nam. Đôi quang gánh có từ khi nào? Đặc điểm cấu tạo và công dụng ra sao? Ý nghĩa của đôi quang gánh tre như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đôi quang gánh có từ khi nào?

Từ xa xưa, hình ảnh đôi quang gánh đã trở thành một vật dụng quen thuộc của người dân Việt Nam. Chúng đã đồng hành, hỗ trợ cho người dân trong những công việc lao động như gánh lúa, gánh hàng hóa,… Nó giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được nhiều hơn và dễ dàng hơn. Khi mà các loại máy móc thiết bị hỗ trợ chưa phát triển. Người nông dân đã tự sáng tạo trong quá trình lao động để tăng hiệu quả công việc. Thì quang gánh là một trong số đó. Không biết đôi quang gánh xuất hiện từ khi nào? Chỉ biết rằng nó chính là một sản phẩm được sáng tạo và sử dụng từ nền sản xuất nông nghiệp.

Đặc điểm cấu tạo?

Đôi quang gánh được cấu tạo bởi một đòn gánh và hai quang gánh. Đòn gánh được làm bằng chất liệu cây tre già từ tự nhiên. Đôi quang gánh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: dây mây, cây tre, dây thừng, dây thép,… Do chất liệu được làm từ các vật liệu từ tự nhiên nên rất gọn, nhẹ và linh hoạt. Rất dễ dàng khi đem theo bên mình.

Đặc điểm công dụng đôi quang gánh
Đặc điểm công dụng đôi quang gánh

Công dụng của đôi quang gánh

Công dụng chính của đôi quang gánh là để vận chuyển các loại hàng hóa. Các loại hàng hóa thường được vận chuyển bằng quang gánh như:

– Gánh lúa, gạo, ngô, khoai, các loại nông phẩm,…

– Gánh hàng rong: các loại đồ ăn, đồ trang trí, các mặt hàng giao thương,…

– Gánh nước, gánh gạch, đá, than,…

Tóm lại là các loại hàng hóa có trọng lượng dưới 100kg, không quá cồng kềnh đều có thể sử dụng quang gánh để vận chuyển được.

Tại sao lại sử dụng tre làm đòn gánh?

Việc người dân sử dụng chiếc đòn gánh chủ yếu bằng nguyên liệu tre mà không phải bằng gỗ có rất nhiều lý do. Lý do hàng đầu về nguồn nguyên liệu sẵn có ở khắp mọi nơi. Thứ 2 là tre có đặc tính bền, dẻo, đàn hồi, chắc và rất nhẹ. Đây là những đặc tính mà các loại nguyên liệu khác không có.

Để làm ra những đòn gánh tre chất lượng thì chọn những cây tre thật già không bị sâu mọt. Sau khi được gọt và đẽo thành hình thì được đem đi xử lý mốt mọt và tăng độ dẻo dai chắc chắn cho đòn gánh. Bằng cách gác lên bếp để hun hói trong vài tháng. Hoặc cũng có thể sử dụng biện pháp ngâm dưới nước.

Ý nghĩa của đôi quang gánh
Ý nghĩa của đôi quang gánh

Ý nghĩa của đôi quang gánh tre

Ý nghĩa trong thơ ca

Hình ảnh đôi quanh gánh trên vai người phụ nữ tần tảo sớm hôm được khắc họa rõ nét trong nhiều tác phẩm thơ ca của các tên tuổi nổi tiếng như Phạm Duy, Văn Cao, Trầm Tử Thiêng

“Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng.

Bước đều mà quang gánh nặng vai…”

Trích trong bài “Gánh Lúa” của nhạc sĩ Phạm Duy

Ý nghĩa trong văn hóa

Đôi quang gánh còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của người dân Việt Nam. Trong cuộc sống cần lao của người Việt xưa. Chiếc đòn gánh kĩu kịt trên vai luôn gắn liền với bóng dáng tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Hình ảnh đó đã khắc ghi vào tâm trí biết bao nhiêu thế hệ người Việt.

Một trong những cuộc gồng gánh vĩ đại và xúc động đi bộ vượt hàng trăm cây số từ Nam Đàn vào Huế. Đó Chính là hành trình của bà Hoàng Thị Loan – thân sinh của Bác Hồ. Chuyện kể rằng khi thân phụ Bác Hồ, cụ Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế. Bà Hoàng Thị Loan đã gửi con gái đầu lòng của mình là Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An. Sau đó đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung cùng chồng vào Huế. Bà chỉ có đôi dép mo cau, với đôi quang gánh trên vai. Một bên là con nhỏ, một bên là cả gia tài mang theo. Bà vượt qua chặng đường dài vào Huế giữa những gian truân của địa hình và thời tiết khắc nghiệt.

Ý nghĩa trong đời sống

Đôi quang gánh không chỉ giúp vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng. Mà còn là công cụ để kiếm cơm của rất nhiều người dân buôn bán nhỏ lẻ hiện nay. Bạn không khó để bắt gặp những gánh hàng rong của những người phụ nữ ở khắp mọi nơi. Từ nông thôn cho tới các khu vực thành thị. Những mặt hàng thường được bán rong gồm có: xôi, chè, các loại đồ ăn vặt, trái cây, các đồ nhu yếu phẩm, đến các món đồ trang trí,…

Trong nghệ thuật

Hình ảnh đôi quang gánh cùng với chiếc nón lá, áo tứ thân, bà ba hay áo dài… Đã tạc nên một trong những hình ảnh đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam, của làng quê truyền thống Việt Nam. Hình ảnh đó nó trở nên hết sức thân thuộc gần gũi mà có lẽ chính vì vậy mỗi khi người ta muốn tái hiện, sân khấu hóa… cảnh lao động ở làng quê Việt Nam. Người ta chỉ cần cho diễn viên đội nón lá, mặc bộ áo nhuộm nâu non rồi khoác đôi quang gánh là đủ.

Hình ảnh đôi quang gánh cũng được xuất hiện trên các bức hình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc tế.

Ý nghĩa về kinh tế

Hiện nay nhu cầu sử dụng những đôi quang gánh tre còn khá lớn. Dùng để gánh hàng bán rong, vận chuyển hàng hóa, đạo cụ trang trí trong các lễ hội sự kiện. Điều này thúc đẩy các xưởng sản xuất, làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm quang gánh để cung cấp ra thị trường. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế hiện nay.

Trên đây là chia sẻ của Tre Trúc Thái Dương về đôi quang gánh tre. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đem lại những kiến thức hữu ích dành cho các bạn. Tre Trúc Thái Dương chuyên cung cấp các loại nguyên liệu tre trúc chuyên dùng để thi công, trang trí, sản xuất. Quý khách hàng có nhu cầu mua nguyên liệu tre trúc vui lòng liên hệ 0966.448.779

Đánh giá

The post Đôi quang gánh – nét đẹp trong văn hóa người Việt appeared first on Tre Trúc Thái Dương.



source https://tretructhaiduong.com/doi-quang-ganh-net-dep-trong-van-hoa-nguoi-viet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bồ lúa – một loại nông cụ dùng để đựng thóc lúa ngày xưa

Cách trang trí ban công gần gũi với thiên nhiên bằng tre trúc

Phân phối sỉ lẻ tấm phên tre trang trí, xây dựng giá rẻ TPHCM